399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM
Ốc đá - còn gọi là ốc thuốc vì tương truyền con ốc này thường ăn lá rừng, rêu đá, lá thuốc thảo dược trong rừng nên vị thơm bổ. Không phải bây giờ người ta mới ăn ốc đá mà từ ngàn xưa ốc đá đã là món ăn thường ngày của người Việt cổ. Bằng chứng xác thực là trong hang đá Con Moong nơi sinh sống của họ qua các lớp khảo cổ đều cho thấy có rất nhiều vỏ ốc đá, tầng tầng lớp lớp. Ôc đá có đời sống bí ẩn, khó đoán định nớ ở đâu, ăn gì vào các tháng khác mùa săn ốc. Bí hiểm như việc giải mã cho hết tập quán sinh hoạt kỳ lạ của người Việt cổ. Bây giờ đã khác xưa nhiều lắm- ốc đá là đặc sản với khách du lịch, bạn ngồi giữa Hà Thành thanh lịch hay Sài Gòn hoa lệ vẫn có thể gọi được món ốc đá, chỉ biết rằng ví tiền phải dày và phải biết chỗ cộng với phải chịu chơi, chịu khó và ngược lại cả khó chịu nữa. Đôi khi khó chịu vì phải chờ đợi lâu, không vì sự chậm chễ của nhà hàng mà vì sự cầu kỳ trong chế biến và nhiều khi mang ra không còn vị hương rừng, hương thuốc như khí ta ăn ốc nơi nhà sàn, lúc chiều sâu bản vắng. Ấy đúng là con ốc đã nhốt lâu ngày, ăn thức ăn đồng bằng là bột ngô, bột gạo, nên hương rừng, gió ngàn “bay đi ít nhiều”. Cuộc sống nhiều khi phải biết chấp nhận. Nếu khôn thì bỏ tiền đi du lịch, ngồi giữa bản Mường mà ăn ốc hát vang bài “ Rừng ơi ta đã về đây”. Địa điểm đó là Suối cá Thần thôn Lương Ngọc xã Cẩm Lương, Cẩm Thủy, hay Hang Con Moong Thạch Thành, hay Bản Ngàm, bản Muống, bản Lác...
Ốc đá, ốc thuốc muốn giữ được hương vị tự nhiên, hương của núi rừng phải học cách của đồng bào là đồ, là hấp. Cho ốc đã rửa sạch cùng với lá bưởi, lá sả, củ sả, vào chõ và đồ chín, hoặc cho vào túi hông được đan bằng tre trên trải tấm lá chuối, lá rong hấp chín. Ốc đá đem chấm với muối trắng có trộn hạt mắc khẻn thì khỏi phải bàn luận gì. Hãy hít hà để cảm nhận vị thoang thoảng thơm dịu của thảo dược, đánh đố cái lưỡi về sự ngon ngọt bổ. Đã ăn ốc đá nhiều lần cũng khó nói một cách rành rẽ về hương vị đặc biệt, đố lẫn vào đâu được của ốc đá. Dường như có vị ngọt như vị rau sắng, vị don dót của rau dớn và vị nhện nhện của lá đắng và mơ hồ nhiều hơn là vị lá gai, thảo dược. Mỗi người cảm nhận theo một vẻ, nếu có định danh được thì đó là hương rừng, hương thuốc.
Có cách chế biển giản dị là cho ốc vào nồi cùng với củ sả đã thái lát, một ít lá gừng và một thìa mẻ đã lọc lấy một bát con nước đậy kín đun sôi chừng nửa giờ cảm thấy hương thơm tỏa ra ngào ngạt là được. Nước chấm đi đôi cho có anh có em là nước mắn cốt pha chanh, pha gừng, pha tỏi. Đã đủ vị có thể múc ốc ra từng bát, chải chiếu Nga Sơn đánh bệt mà thưởng thức, nhớ húp lấy thứ nước thươm dịu cho cảm được sự ý vị của cuộc đời. Nhớ là khều thân ốc bằng gai của cây gai cho phải ngàm đúng cách, để rồi ngấm nhận định người xưa: “Miếng ngon nhớ lâu”, muốn ăn ốc ngon, thơm bổ